Biến đổi khí hậu ở Thái Bình dương

EINFO – Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa công bố báo cáo nghiên cứu “Kinh tế học về Biến đổi khí hậu ở Thái Bình dương”, trong đó cảnh báo rằng các quốc gia Thái Bình Dương có thể thiệt hại từ 2,9-12,7% Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) vào năm 2100 vì những tác động của biến đổi khí hậu.

Báo cáo “Kinh tế học về Biến đổi khí hậu ở Thái Bình Dương” bao gồm vấn đề mô hình khí hậu trong tương lai ở khu vực Thái Bình Dương, đánh giá các tác động tiềm năng của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp, thủy sản, du lịch, rạn san hô, sức khỏe con người, và dự đoán tác động kinh tế tiềm năng của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực và nền kinh tế cụ thể theo các kịch bản phát thải lượng khí gây hiệu ứng nhà kính khác nhau.

Quốc đảo Kiribati sẽ sớm bị ngập vì biến đổi khí hậu

Quốc đảo Kiribati sẽ sớm bị ngập vì biến đổi khí hậu

Tổng vụ trưởng Thái Bình Dương của ADB, Xianbin Yao nhấn mạnh rằng điều quan trọng là các quốc đảo Thái Bình dương cần tăng cường giảm thiểu lượng khí thải CO2thông qua xây dựng và phát triển một nền kinh tế xanh tăng trưởng bền vững, tăng cường hợp lẫn nhau trong vấn đề này cũng như trong ứng phó với biến đổi khí hậu, bởi nếu không giải quyết một cách thỏa đáng, biến đổi khí hậu có thể sẽ đảo ngược những thành tựu phát triển của khu vực.

dao-o-tbd

Theo báo cáo, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra vào năm 2100 sẽ lớn nhất với Papua New Guinea, ở mức 15,2% GDP. Tiếp theo là Timor-Leste 10 %, Vanuatu 6,2%, quần đảo Solomon 4,7 %, Fiji 4,0% và Samoa 3,8%.

Với kịch bản phát thải trung bình lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, Fiji, Papua New Guinea, Samoa, Quần đảo Solomon, Timor-Leste và Vanuatu sẽ chứng kiến nhiệt độ tăng thêm 2-3 độ C vào năm 2070, mà hệ lụy của nó là làm giảm đáng kể lượng mưa, tác đông tiêu cực đến nông nghiệp, thủy sản, du lịch và mở rộng diện tích các rạn san hô bị “tẩy trắng”.

Báo cáo cũng lưu ý rằng những tác động tiêu cực nói trên sẽ góp phần chủ yếu vào tổng thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra đối với Thái Bình Dương, khiến các quốc gia trong khu vực này cần tăng số tiền đòi hỏi trong chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu ứng với kịch bản tồi tệ nhất, từ 447 triệu USD/năm lên 775 triệu USD/năm (hay 2,5% GDP) cho tới năm 2050.

Báo cáo khuyến nghị các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách trong khu vực cần hành động khẩn cấp để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển và phát triển hướng tới các chiến lược thích ứng hiệu quả, cải
thiện tính bền vững lâu dài và nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của các quốc gia Thái Bình Dương.

Theo: Xuân Thái – EINFO

Thêm bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *