Sử dụng bếp tiết kiệm củi là bảo vệ sức khỏe, là bảo vệ rừng!

5
Phụ nữ C’tu gùi củi. Hình ảnh thường thấy ở Tây Giang

Củi ở rừng, người lấy củi là phụ nữ và người nghèo thì dễ bị bệnh tật như là những chuyện hiển nhiên nên việc sử dụng những cái bếp tốn rất nhiều củi, muội khói khắp nhà và phụ nữ C’tu ngày ngày gùi những bó củi to là những thói quen được ăn sâu từ nhiều đời nay ở bà con C’tu thuộc huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Nỗi trăn trở “Làm cách nào để giúp người dân thay đổi thói quen này?” đã được các thành viên Ban quản lý dự án nhiều lần đưa ra thảo luận trong hai năm đầu dự án “Khuyến khích bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng huyện Tây Giang” do tổ chức Malteser International tài trợ.

Thay đổi một hành vi được cho là một nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, là một điều cần cân nhắc. Tuy nhiên do thói quen này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, phụ nữ và nguồn thu nhập của chính bà con đồng bào miền núi sống dựa vào rừng, các thành viên Ban Quản lý dự án đã quyết định đưa vấn đề này ra thảo luận với người dân và để người dân quyết định nên thay đổi như thế nào là hợp lý. Như là một kết quả, chiến dịch truyền thông có tên “Sử dụng bếp Tiết kiệm củi” đã được đưa vào kế hoạch dự án vào hai tháng cuối năm 2014 với mong muốn có được trả lời cho câu hỏi trên.

4
Muội hóng bám dày giàn bếp. Anông, Tây Giang

Bắt đầu là việc khảo sát nhìn nhận của người dân về khói bụi và gùi củi nặng đối với sức khỏe của trẻ em và phụ nữ; rồi đến việc người C’tu sẽ thay đổi thói quen ngồi quanh bếp lửa vào mùa mưa lạnh như thế nào; xa hơn là rừng ngày một mất dần ảnh hưởng gì đến đời sống bà con và cuối cùng là bếp nào thì giải quyết được các vấn đề trên mà phù hợp với người dân như là một bước chuẩn bị cho chiến dịch truyền thông “Sử dụng bếp Tiết kiệm củi”.

Với những thông tin có được, đại diện người dân ở mỗi xã đã cùng với các thành viên Ban Thực hiện dự án các xã và Ban Quản lý dự án huyện đã lập nên những kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông phù hợp với mỗi xã của mình. Dự án đã xây dựng năng lực để các tình nguyện viên và cơ quan địa phương tổ chức và thực hiện một chuỗi các hoạt động của chiến dịch như: Thi văn nghệ, thi vẽ tranh về cách lấy củi ít làm hại rừng, thi nấu ăn, truyền thông tại thôn, v.v….

Trước đó, dự án đã cấp 50 cái bếp Tiết kiệm củi được bà con C’tu chọn để dùng thử, suy nghĩ và phản hồi. Cách tiếp cận truyền thông thay đổi hành vi có sự tham gia đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Như nhiều bà con khác, chị Ating Thị Tâm ở thôn Dầm 1, xã Tr’hy nói “Lúc đầu nghe nói về bếp này mình không tin, nhưng khi anh Tình – chủ nhiệm CLB cho mình nấu thử, mình thấy thích nó. Khi nấu không ra nhiều khói”. Anh A Viết Minh, một cán bộ địa chính của xã Bhalêê đã tâm sự “Bếp lợi củi, mà ít khói. Em sẽ mua hai cái bếp này, một cái để nấu cám heo và một cái để nấu ăn. Từ nay hai vợ chồng em sẽ đỡ vất vả hơn trong việc đi kiếm củi và dọn dẹp nhà cửa vì bụi khói”.

3
So sánh bếp nào lợi củi và ít khói hơn. A tiêng, Tây Giang

 Sau hai tháng, gần 30% (604 hộ) các gia đình gồm người dân và cán bộ huyện xã trong 5 xã dự án đã tự bỏ tiền mua bếp về sử dụng. Theo tính toán của Ban Quản lý dự án, với 604 chiếc bếp sử dụng tối thiểu trong vòng 2 năm thì hơn 1.000m3 củi sẽ được tiết kiệm và một diện tích rừng không nhỏ sẽ tiếp tục được giữ.

Hiện nay, các hoạt động truyền thông vẫn được địa phương duy trì qua nhiều kênh khác nhau và những người làm công tác phát triển như chúng tôi thật sự vui khi biết nhiều bà con khác vẫn tiếp tục tìm hiểu và đăng ký mua bếp Tiết kiệm củi.

 

4
Hội thi nấu ăn, một hoạt động trong chiến dịch truyền thông
“Sử dụng bếp Tiết kiệm củi”, Tây Giang
1
Hơn 600 cái bếp Tiết kiệm củi – Ít khói đã được chuyển về theo đơn đặt hàng
của phụ nữ C’tu, Tây Giang

Lê Hữu Lập
Malteser International

Thêm bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *