THÔNG TIN VỀ MÔ HÌNH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Tên mô hình: Mô hình Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (QLRRTTDVCĐ)

Đơn vị tư vấn: Hội CTĐ VN/ CTĐ tỉnh Bình Định và Hội CTĐ Đức

Đơn vị quản lý/Tài trợ: Cơ quan hợp tác quốc tế Đức (GIZ)

Bối cảnh/Bối cảnh ra đời của mô hình tại địa phương

Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu Quốc gia chống biến đổi khí hậu (NTP-RCC) bao gồm các chương trình và chính sách tổng thể của chính phủ về QLRRTH trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các biện pháp cụ thể ứng phó với biến đổi khí hậu. Năm 2009, chính phủ ban hành Quyết định 1002/QD-TTg phê duyệt chương trình cấp quốc gia về Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM) hay còn gọi là Chương trình 1002. Mở rộng quy mô của chương trình này là ưu tiên số một của Việt Nam trong thập kỷ tới. Rất nhiều nhà tài trợ hiện đang rất chú trọng hỗ trợ hành động này của chính phủ. Trong thời gian gần đây, vào tháng 06 năm 2013, Quốc Hội Việt Nam đã chính thức ban hành Luật phòng chống thiên tai, trong đó nhấn mạnh vào việc lồng ghép các biện pháp giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước từ trung ương đến các địa phương. Điều này đã tạo nên một hành lang pháp lý cho dự án “Thoát nước và chống ngập úng ở các đô thị quy mô vừa vùng duyên hải Việt Nam ứng phó với BĐKH – Hợp phần QLRRTT” do GIZ tài trwoj tiếp cận và hỗ trợ các khu vực có nguy cơ rủi ro thiên tai cao trong chương trình 1002. Các chương trình QLRRTT do Nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ thực hiện từ trước đến nay chủ yếu tập trung vào khu vực nông thôn và miền núi. Lĩnh vực GNRRTH vùng đô thị hiện vẫn chưa được chú trọng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, khu vực đô thị là khu vực có thể sẽ gánh chịu thiệt hại nặng nề hơn khi thiên tai xảy ra bởi vì tính chất tập trung đông dân cư và các cơ sở kinh tế quan trọng của nó.

Hai thành phố ở miền Trung Việt Nam được dự án lựa chọn đều nằm ở cửa sông. Các con sông tương đối ngắn và dốc dọc theo chiều dài sông. Bởi vậy nên nước dâng rất nhanh sau những đợt mưa to ở vùng lưu vực. Điều này có thể gây nên những đợt lũ không báo trước lên đến 2 mét ở các thành phố, đặc biệt là ở các huyện nằm gần sông hoặc ở vùng trũng thấp, mà chỉ bắt đầu xảy ra sau 3-5 ngày. Ngoài lũ lụt, các thành phố còn bị ảnh hưởng bởi giông bão và lốc xoáy và đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới mà ảnh hưởng nhất là mưa lớn kéo dài do hoàn lưu trước và sau bão kết hợp với triều cường. Sự kết hợp này sẽ nâng mực nước biển lên đến 1,2 m, vì vậy nước có thể ùa vào thành phố từ cả sông và biển. Mực nước cao ở các sông và biển chủ yếu xảy ra cùng với mưa lớn ở các thành phố. Hiện tượng xói mòn bờ sông và bờ biển cũng là một vấn đề nữa cần nghiên cứu.

Tuy Hòa là thành phố trực thuộc tỉnh Phú Yên, một trong những tỉnh kém phát triển nhất vùng ven biển Nam Trung Bộ của Việt Nam. Thành phố được hình thành chủ yếu từ phù sa của hạ lưu sông Đà Rằng, con sông lớn nhất ở miền Trung Việt Nam. Trong số 16 xã, phường của thành phố nằm rải rác bên phải và bên trái bờ sông, có 10 phường trung tâm thường xuyên bị ngập lụt do dòng sông gây nên. Trong cơn bão Mirinea đợt tháng 10/2009, có tới 80 người chết và 95 người bị thương. Bão lũ cũng gây ảnh hưởng đến vùng xung quanh bờ sông Ba. Xói mòn, ngập lụt và xâm nhập mặn được báo cáo dự kiến ​​sẽ thường xuyên xảy ra.

Quy Nhơn là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Định, nằm về phía nam của sông Hà Thanh. Thành phố có 16 phường, bao gồm chủ yếu là vùng đất thấp ven biển với những ngọn núi chạy dọc theo toàn bộ rìa phía tây của thành phố. Tất cả các khu vực trong thành phố Quy Nhơn đều bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, đặc biệt là vùng bán đảo, vùng ven biển và vùng dọc theo bờ đầm Thị Nại. Lũ quét và mưa lũ khu vực ven sông, cả hai bắt nguồn từ dãy núi ở phía tây của thành phố, là những hiện tượng thường xuyên xảy ra trong mùa mưa. Trong những đợt lũ do bão gây nên, thành phố thường xuyên bị bão giật cấp cao và lũ lụt dọc theo bờ biển, dẫn đến tình trạng ngập lụt nhiều khu vực hai bên thành phố. Cơn bão Mirinea năm 2009 đã làm 35 người chết và cơn bão năm 2010 làm 10 người chết. Nước biển dâng cùng với sự mạnh lên về cường độ và tần suất của các cơn bão sẽ làm tăng thêm nguy cơ lũ lụt trong thành phố. Mực nước biển dâng cũng là tác nhân góp phần gây ra hiện tượng xâm nhập mặn và xói mòn.

Địa điểm và thời gian thực hiện xây dựng:

Thời gian thực hiện: 22 tháng (12/2013 – 9/2015)

Địa điểm:

  • Phường 1, phường 6 và phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
  • Phường Thị Nại, phường Hải Cảng và phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Mục đích của mô hình:

  • Năng lực hiểu, phòng chống và ứng phó lụt đô thị của các cộng đồng phường đô thị được nâng cao
  • Năng lực hiểu, phòng chống và ứng phó lụt đô thị của các trường học được nâng cao

Mục tiêu của mô hình:

 

Mục tiêu Hoạt động
1/ Lãnh đạo và thành viên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai (CHPCTT) phường nâng cao nhận thức về GTRRTT 1.1. Tổ chức tập huấn về QLRRTTDVCĐ/ Thích ứng biến đổi khí hậu, Đánh giá RRTTDVCĐ cho các lãnh đạo và thành viên Ban CHPCTT Phường1.2. Thành lập nhóm Hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) cấp phường
2/ 6 (sáu) đội ứng phó khẩn cấp tại cấp phường đô thị (ERT) được thành lập, tập huấn và trang bị theo mô đun Chương trình nâng cao Ứng phó khẩn cấp/ Hành động cộng đồng với Ứng phó thảm họa (PEER CADRE) 2.1. Thành lập Đội ứng phó khẩn cấp phường2.2. Tập huấn và trang bị cho đội ứng phó khẩn cấp; sử dụng mô đun Chương trình nâng cao Ứng phó khẩn cấp/ Hành động cộng đồng về Ứng phó thảm họa (PEER CADRE)
3/ Các rủi ro được đánh giá và các hoạt động được lên kế hoạch có sự tham gia của thành viên cộng đồng thuộc 6 (sáu) phường đô thị 3.1. Thực hiện đánh giá RRTTDVCĐ3.2. Phát triển các bản đồ rủi ro

3.3. Hướng dẫn Ban CHPCTT điều chỉnh và xây dựng KHPCTT (kế hoạch phòng ngừa và ứng phó khẩn cấp đến cấp hộ gia đình) với sự quan tâm nhiều hơn đến các đôi tượng DBTT trong công tác cảnh báo và di dời

4/ Biện pháp giảm nhẹ rủi ro quy mô nhỏ được phát triển với sự tham gia của các thành viên cộng đồng 4.1. Phát triển các đề xuất dự án giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai quy mô nhỏ 
5/ Hệ thống cảnh bảo sớm được lắp đặt tại các phường đô thị 5.1. Đánh giá loa truyền thanh phường trong hệ thống cảnh báo sớm
6/ Lãnh đạo phường đô thị và các thành viên cộng đồng nhận thức rõ cách phòng ngừa và ứng phó thảm họa 6.1. Tổ chức diễn tập: Lần 1 đánh giá, Lần 2 kiểm tra kế hoạch6.2. Phát triển bảng kiểm cho phòng ngừa thảm họa (PNTH) hộ gia đình

6.3. Đào tạo THV về PNTH hộ gia đình cho nhóm HTKT và tiến hành tập huấn PNTH cho hộ gia đình

6.4. Tại cấp thành phố, tổ chức 2 (hai) chiến dịch nâng cao nhận thức một cách sáng tạo có sự tham gia để tuyên truyền những thông điệp chính về PNTH hộ gia đình / Thích ứng biến đổi khí hậu

6.5. Tập huấn cho thành viên Ban CH PCTT về đánh giá thiệt hại và nhu cầu

 

Phương pháp xây dựng

Cách tiếp cận

  • Dựa vào năng lực chuyên môn của Hội CTĐ quốc gia (Trung Ương Hội CTĐ Việt Nam)
  • Dựa trên các chương trình của quốc gia vai trò của Hội CTĐ quốc gia được dánh giá cao trong việc hỗ trợ các chương trình quốc gia (Chương trình QLRRTTDVCĐ – Chương trình 1002)
  • Cách tiếp cận có sự tham gia: Thông qua dự án, các cộng đồng được tham gia từ khâu đánh giá, lập kế hoạch, triển khai đến GS&ĐG.
  • Các tiếp cận ToT: Đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương để địa phương có thể tự chủ động trong việc nhân rộng các mô hình/thực hành tốt (vd: mô hình QLRRTTDVCĐ, mô hình PNTH Hộ gia đình, và trường học an toàn)
  • Từ tư vấn đến đề cao vai trò cộng đồng Dự án hỗ trợ về mặt tư vấn kỹ thuật, nâng cao vai trò của cộng đồng địa phương trong vấn đề ra quyết định và triển khai. Điều này sẽ nâng cao tính chủ động và phát huy dân chủ  của cộng đồng. Vd: Báo cáo Đánh giá RRTT, Kế hoạch PCTT.
  • Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý và các ngành liên quan (UBND tỉnh, Sở NN, Sở GD, Sở TNMT/VP BĐKH, Hội PN) và với các tổ chức NGO khác (ISET, Malteser, Oxfam)
  • Vận động chính sách: Vận động chính sách: Tham gia các cuộc họp định kỳ với UBND tỉnh và các cơ quan quản lý để cập nhật và giới thiệu các mô hình/hoạt động có kết quả, qua đó vận động chính sách cụ thể hóa hoạt động tại địa phương, tiếp nhận tư vấn và nhân rộng mô hình
  • Hỗ trợ một số biện pháp giảm nhẹ thiên tai quy mô nhỏ để thúc đẩy cộng đồng trong việc thực hiện kế hoạch hành động GNRRTT/TƯBĐKH của họ.
  • Tham quan học tập và trao đổi kinh nghiệm giữa 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định
  • Quan tâm nhiều hơn đến các tiểu chủ đề liên quan:
    • Nâng cao nhận thức của cộng đồng và chính quyền địa phương về TƯBĐKH và Lồng ghép TƯBĐKH vào quá trình đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
    • Giới và NKT: luôn được xem xét trong mọi hoạt động như tập huấn, đào tạo ToT, ĐGRRTT, Lập KHPCTT, các sự kiện truyền thông,…
    • Hệ thống cảnh báo sớm (HTCBS): Nâng cao kiến thức hiểu biết của người dân về rủi ro thiên tai, Tăng cường năng lực quan trắc, dự báo và cảnh báo, Nâng cấp hệ thống truyền thông và truyền tin, Nâng cao năng lực ứng phó tại cộng đồng.

 

Các bước thực hiện

Bước 1: Lãnh đạo và thành viên Ban CHPCTT phường nâng cao nhận thức về GTRRTH.

HĐ 1.1: Dự án đã tổ chức mỗi phường 1 lớp tập huấn về QLRRTTDVCĐ Lãnh đạo và thành viên Ban CHPCTT phường theo tài liệu của DMC (2011 và 2014). Các nội dung được lồng ghép giảng dạy là BĐKH, lồng ghép giới và NKT, và các vấn đề liên quan đến đô thị trong QLRRTT. Ngoài ra, học viên cũng được học về Đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng bao gồm nội dung, phương pháp và các công cụ đánh giá (theo tài liệu DMC 2014).

HĐ 1.2: Thành lập nhóm HTKT cấp phường theo Quyết Định 666/QĐ-TCTL-DĐ (2011). Nhóm HTKT này sẽ được lựa chọn ra 5 thành viên để tham gia ĐGRRTT tại cộng đồng.

Bước 2: Đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

HĐ 3.1: Dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của các cán bộ tỉnh hội, Nhóm HTKT phường đã chuẩn bị kế hoạch và triển khai hoạt động đánh giá tại địa phương.

HĐ 3.2: Việc xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai (bản đồ số) cũng đã được lồng ghép 1 phần trong quá trình đánh giá.

HĐ 5.1: Trong quá trình đánh giá, hệ thống loa truyền thanh của phường cũng được đánh giá.

Bước 3: Lập KH PCTT

HĐ 3.3. Hướng dẫn Ban CHPCTT điều chỉnh và xây dựng KHPCTT (theo mẫu của DMC 2014) dựa trên kết quả đánh giá với sự quan tâm nhiều hơn đến các đôi tượng DBTT trong công tác cảnh báo và di dời

Bước 4: Thực hiện kế hoạch

HĐ 2.1. Thành lập Đội ứng phó khẩn cấp phường

HĐ 2.2. Tập huấn và trang bị cho đội ứng phó khẩn cấp; sử dụng mô đun Chương trình nâng cao Ứng phó khẩn cấp/ Hành động cộng đồng để Ứng phó thảm họa (PEER CADRE)

HĐ 4.1. Phát triển các đề xuất dự án giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai quy mô nhỏ

HĐ 6.1. Tổ chức diễn tập: Lần 1 đánh giá, Lần 2 kiểm tra kế hoạch

HĐ 6.2. Phát triển bảng kiểm cho phòng ngừa thảm họa (PNTH) hộ gia đình

HĐ 6.3. Đào tạo THV về PNTH hộ gia đình cho nhóm HTKT và tiến hành tập huấn PNTH cho hộ gia đình

HĐ 6.4. Tại cấp thành phố, tổ chức 2 (hai) chiến dịch nâng cao nhận thức một cách sáng tạo có sự tham gia để tuyên truyền những thông điệp chính về PNTH hộ gia đình / Thích ứng biến đổi khí hậu

HĐ 6.5. Tập huấn cho thành viên Ban CH PCTT về đánh giá thiệt hại và nhu cầu

Bước 5: Giám sát và đánh giá

Nhóm HTKT và nhóm cộng đồng xây dựng kế hoạch giám sát đánh giá và trình UBND phường phê duyệt.

Lưu ý: Các biểu mẫu báo cáo và thu thập số liệu đã được phát triển cùng với ban QLDA địa phương và được cán bộ dự án địa phương sử dụng để cung cấp số liệu phục vụ riêng cho việc theo dõi và đánh giá dự án.

Tóm tắt mô hình

Mô tả các can thiệp chính về mặt kỹ thuật/giải pháp:

Kết quả: (hộ hưởng lợi; diện tích; số xã thực hiện, ..)

Khoảng 420 nhân viên thuộc các đơn vị phụ trách quản lý thảm họa

Khoảng 3600 người dân sẽ được trực tiếp tham gia các hoạt động GTRRTH

Số lượng hưởng lợi gián tiếp ước tính 50,000 người (chiếm 80% tổng số người dân) gồm thành phần giáo viên, học sinh và người dân còn lại. Những người này sẽ thu được lợi ích gián tiếp từ các biện pháp giảm thiểu rủi ro quy mô nhỏ, từ việc nâng cấp Hệ thống cảnh bảo sớm và cải thiện hệ thống quản lý thảm họa trong cộng đồng.

Hiệu quả: (kinh tế, môi trường, an sinh xã hội)

Kiến thức về PCTT/TƯBĐKH và năng lực ứng phó của người dân được nâng cao

Kiến thức về QLRRTT/TƯBĐKH và năng lực ứng phó (cả về kỹ năng và trang thiết bị vật chất) của chính quyền địa phương được nâng cao

Cộng đồng địa phương được tiếp cận và triển khai các luật, chính sách, chương trình quốc gia về PCTT

 

Tình trạng hiện nay: đang triển khai

 

Ý nghĩa thích ứng và bài học

Ý nghĩa thích ứng,

Tính đặc sắc và khác biệt với hoạt động truyền thống/thông thường

Thông thường, công tác PCTT vẫn được xem là công tác của chính quyền địa phương. Khi thiên tai xảy ra, đa số cộng đồng dân cư vẫn còn thiếu chủ động trong công tác phòng ngừa và ứng phó với thiên tai. Dự án hướng tới việc nâng cao nhận thức dẫn tới thay đổi hành vi của người dân cũng như nâng cao năng lực cho họ để họ có thể chủ động hơn trong phòng ngừa và ứng phó khi thiên tai xảy ra, ít nhất là cho gia đình của họ.

Các hoạt động lập kế hoạch PCTT trước đây vẫn mang tính 1 chiều. Dự án đã đưa thành công cách tiếp cận có sự tham gia vào quá trình này.

Bài học kinh nghiệm,

Lập kế hoạch PCTT dựa vào cộng đồng đã trở thành một thực hành phổ biến ở cấp xã phường hiên nay và đã mang lại các tác động tích cực lên khả năng thích ứng của cộng đồng trước thiên tai.

Việc lôi kéo sự tham gia của các nhóm cộng đồng và các đối tác trong các hoạt động của dự án có thể nâng cao tính bền vững của kết quả dự án.

Các tiếp cận đào tạo ToT đã cho thấy sự hiệu quả trong việc nâng cao năng lực địa phương, cũng như chứng minh khả năng của cồng đồng trong việc triển khai nhân rộng các hoạt động đào tạo tập huân.

Nhóm HTKT địa phương cần được hỗ trợ xây dựng hệ thống GS&ĐG có sự tham gia.

 

Khả năng nhân rộng:

Mô hình đã được thể chế hóa ở cấp quốc gia nên khả năng nhân rộng ra các khu vực khác trong và ngoài tỉnh là rất lớn.

Khuyến nghị:

Đối với chính quyền địa phương:

  • Địa phương cần tìm nguồn hoặc trích kinh phí hàng năm để tiếp tục các thực hành tốt trong mô hình.
  • Nên chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao nhận thức và năng lực cho các nhóm dễ bị tổn thương.
  • Các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH nên được đầu tư tìm hiểu và phát triển nhằm giảm bớt tính DBTT của cộng đồng địa phương.

Đối với chính quyền tỉnh/huyện:

  • Cách tiếp cận ToT đào tạo giảng viên nguồn nên được tiếp tục áp dụng, tuy nhiên cũng cần xem xét đến vấn đề tập huấn nhắc lại và cơ hội giảng dạy cho các THV sau khi được đào tạo.
  • Tư liệu hóa các mô hình/ thực hành tốt để chia sẻ với các đối tác nhằm mục đích nhân rộng.
  • Hệ thống GS&ĐG mô hình cần được phổ biến tới các phường/xã đang triển khai mô hình.

Đối với các tổ chức NGO:

Dựa vào kế hoạch hành động GTRRTT, hỗ trợ địa phương với những biện pháp giảm nhẹ trung hạn và dài hạn vượt quá khả năng của địa phương.

Người báo cáo

Hội CTĐ VN và CTĐ Đức

Thêm bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *