Thông tin mô hình trường học an toàn

Tên mô hình: Mô hình Trường học an toàn (THAT)

Đơn vị tư vấn: Hội CTĐ VN/ CTĐ tỉnh Bình Định và Hội CTĐ Đức

Đơn vị quản lý/Tài trợ: Cơ quan hợp tác quốc tế Đức (GIZ)

Bối cảnh/Bối cảnh ra đời của mô hình tại địa phương

Xuất phát từ thực tiễn rằng học  sinh  là  nhóm  dễ bị tổn  thương  và  là  đối tượng  bị  ảnh  hưởng nhiều  nhất  khi  thiên tai/thảm họa xảy ra và Trường  học  được  sử dụng như là địa điểm sơ tán / nơi trú ẩn an  toàn của  cộng đồng, Hội CTĐ Đức và Hội CTĐ VN lần đầu tiên phát triển mô hình THAT thí điểm trong một dự án QLRRTTDVCĐ ở Huế năm 2011. Mô hình này cũng là một trong những nỗ lực của Hội CTĐ VN và CTĐ Đức trong việc góp phần thực hiện các hoạt động trong Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 –  2020 (Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2011). Mô hình này sau đó tiếp tục được triển khai nhân rộng ở các dự án QLRRTT khác của CTĐ Đức và CTĐ Việt Nam ở Bạc Liêu, Kiên Giang, và An Giang. Trong khuôn khổ dự án “Thoát nước và chống ngập úng ở các đô thị quy mô vừa vùng duyên hải Việt Nam ứng phó với BĐKH – Hợp phần QLRRTT” cho GIZ tài trợ tại Bình Định và Phú Yên, CTĐ VN và CTĐ Đức đã tiếp tục nhân rộng mô hình này tại 7 trường thí điểm.

Địa điểm và thời gian thực hiện xây dựng:

Thời gian thực hiện: 22 tháng (12/2013 – 9/2015)

Địa điểm:

  • Trường Lê Quý Đôn – Phường 1, Trường Bạch Đằng – phường 6 và Trường Lê Văn Tám – phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
  • Trường Hoàng Quốc Việt – Phường Thị Nại, Trường Hải Cảng – phường Hải Cảng và Trường Nhơn Bình 1 và 2 – phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Mục đích của mô hình:

  • Năng lực hiểu, phòng chống và ứng phó lụt đô thị của các trường học được nâng cao

Mục tiêu của mô hình:

 

Mục tiêu Hoạt động
1/ Ban giám hiệu và học sinh có kỹ năng và kiến thức phòng ngừa và ứng phó lũ lụt 1.1. Tập huấn GTRRTH cho giáo viên và học sinh1.2. Tập huấn Sơ cấp cứu cho giáo viên và học sinh1.3. Cung cấp bộ Sơ cấp cứu cho trường học

1.4. Tập huấn bơi cho giáo viên và học sinh được lựa chọn

1.5. Tổ chức Ngày GTRRTH/TƯBĐKH tại các trường

2/ Kế hoạch quản lý thảm họa trường học được xây dựng và sử dụng tại các trường 2.1. Thành lập Ban quản lý thảm họa trường học2.2. Đánh giá Rủi ro thảm họa tại trường học2.3. Đào tạo tập huấn viên về trường học an toàn

2.4. Tập huấn trường học an toàn cho giáo viên

2.5. Phát triển kế hoạch giảm nhẹ rủi ro trường học có sự phê duyệt của ban quản lý thảm họa trường học và chia sẻ bản kế hoạch cho chính quyền địa phương, Sở giáo dục và đào tạo và Hội phụ huynh

2.6. Bảy (7) bản đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro quy mô nhỏ được đưa ra bởi các trường học dựa trên những hoạt động ưu tiên trong kế hoạch THAT

 

Phương pháp xây dựng

Cách tiếp cận

  • Dựa vào năng lực chuyên môn của Hội CTĐ quốc gia (Trung Ương Hội CTĐ Việt Nam)
  • Cách tiếp cận có sự tham gia: Thông qua dự án, các cộng đồng nhà trường (giáo viên, học sinh, phụ huynh) đã cùng nhau xây dựng mô hình THAT từ khâu đánh giá, lập kế hoạch, triển khai đến GS&ĐG.
  • Các tiếp cận ToT: Đào tạo nguồn nhân lực cho khối giáo dục tại để họ có thể tự chủ động trong việc nhân rộng mô hình/các thực hành tốt
  • Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý và các ngành liên quan (UBND tỉnh, Sở NN, Ban CHPCTT, đặc biệt là Sở và phòng GD) khi triển khai các hoạt động liên quan đến nhà trường.
  • Vận động chính sách: Vận động chính sách: Tham gia các cuộc họp định kỳ với UBND tỉnh và các cơ quan quản lý (bao gồm Sở GD) để cập nhật và giới thiệu các hoạt động có kết quả trong mô hình, qua đó vận động chính sách cho việc nhân rộng mô hình THAT tại địa phương.
  • Hỗ trợ một số biện pháp giảm nhẹ thiên tai quy mô nhỏ để thúc đẩy nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch hành động THAT của họ.
  • Tham quan học tập và trao đổi kinh nghiệm giữa 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định

 

Các bước thực hiện

Bước 1: Lãnh đạo và thành viên Ban CHPCTT phường nâng cao nhận thức về Thảm họa và THAT.

HĐ 2.3. Đào tạo tập huấn viên về trường học an toàn

HĐ 2.4. Tập huấn trường học an toàn cho giáo viên

Bước 2: Thành lập Ban QLTH trường học.

HĐ 2.1. Thành lập Ban quản lý thảm họa trường học.

Bước 3: Đánh giá Rủi ro thảm họa tại trường học

 

HĐ 2.2 Đánh giá Rủi ro thảm họa tại trường học

Bước 4: Lập kế hoạch THAT

HĐ 2.5. Phát triển kế hoạch giảm nhẹ rủi ro trường học có sự phê duyệt của ban quản lý thảm họa trường học và chia sẻ bản kế hoạch cho chính quyền địa phương, Sở và phòng giáo dục và đào tạo và Hội phụ huynh

Bước 5: Thực hiện kế hoạch THAT

HĐ 1.1. Tập huấn GTRRTH cho giáo viên và học sinh

HĐ 1.2. Tập huấn Sơ cấp cứu cho giáo viên và học sinh

HĐ 1.3. Cung cấp bộ Sơ cấp cứu cho trường học

HĐ 1.4. Tập huấn bơi cho giáo viên và học sinh được lựa chọn

HĐ 1.5. Tổ chức Ngày GTRRTH/TƯBĐKH tại các trường

HĐ 2.6. Bảy (7) bản đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro quy mô nhỏ được đưa ra bởi các trường học dựa trên những hoạt động ưu tiên trong kế hoạch THAT

Bước 6: Theo dõi và đánh giá kế hoạch THAT

Trường học sẽ lập kế hoạch theo dõi đánh giá kế hoạch THAT của nhà trường. Thời điểm là ít nhất 1 năm 1 lần trước mùa mưa bão hay khi bắt đầu năm học mới.

Tóm tắt mô hình

Mô tả các can thiệp chính về mặt kỹ thuật/giải pháp:

Kết quả: (hộ hưởng lợi; diện tích; số xã thực hiện, ..)

Khoảng 2,400 giáo viên và học sinh tại 7 trường thuộc vùng dự án sẽ thu được lợi ích từ rất nhiều hoạt động dự án về Trường học an toàn, Phòng ngừa thảm họa, Sơ cấp cứu, tập huấn Bơi lội, Ngày GTRRTH/TƯBĐKH,…

Hiệu quả: (kinh tế, môi trường, an sinh xã hội)

Kiến thức về QLRRTT/TƯBĐKH, điều kiện an toàn và năng lực ứng phó (cả về kỹ năng và trang thiết bị cơ sở vật chất) của nhà trường được nâng cao

Nhà trường được tiếp cận và triển khai chương trình quốc gia về lồng ghép QLRRTT và TƯBĐKH vào nội dung giảng dạy của nhà trường.

 

Tình trạng hiện nay: đang triển khai

 

Ý nghĩa thích ứng và bài học

Ý nghĩa thích ứng,

Tính đặc sắc và khác biệt với hoạt động truyền thống/thông thường

Dự án đã hỗ trợ các trường dự án hoàn thiện cơ cấu tổ chức cũng như một tiến trình để xây dựng THAT, công việc mà trước đây các trường còn xem nhẹ hoặc chưa quan tâm.

Thông qua dự án, nhà trường đã có thể tự chủ động về nguồn nhân lực trong công tác xây dựng THAT.

Bài học kinh nghiệm:

Xây dựng THAT có sự tham gia cộng đồng nhà trường mặc dù là cách tiếp cận khá mới ở các trường dự án, nhưng nó đã cho thấy sự hiệu quả trong việc hỗ trợ nhà trường đánh giá, tìm ra các giải pháp, và huy động được nguồn lực của các bên liên quan trong nhà trường để mang lại một môi trường an toàn cho nhà trường trước thiên tai.

Việc sự hỗ trợ phù hợp từ bên ngoài (như tập huấn, một số trang thiết bị,…), nhà trường đã được nâng cao năng lực, và chứng minh một phần nào đó rằng họ có đủ khả năng để chủ động trong việc xây dựng THAT. Điều này, theo đó, có thể nâng cao tính bền vững của các kết quả dự án.

 

Khả năng nhân rộng:

Hiện tại mô hình đang được nhân rộng bởi nhiều tổ chức khác nhau: Save the Children, Plan, Live&Learn,… trong cả nước.

Khuyến nghị:

Đối với nhà trường:

  • Nhà trường cần tìm nguồn hoặc trích kinh phí hàng năm để tiếp tục các thực hành tốt (như tập huấn PNTH, tập huấn Sơ cấp cứu, tập huấn bơi cho học sinh,…) trong mô hình.
  • Cần xây dựng chiến lược THAT dài hạn.

Đối với chính quyền tỉnh/huyện bao gồm sở và phòng GD-ĐT:

  • Cách tiếp cận ToT đào tạo giảng viên nguồn (về THAT, PNTH/TƯBĐKH, kỹ năng bơi,…) nên được tiếp tục áp dụng, tuy nhiên cũng cần xem xét đến vấn đề tập huấn nhắc lại và cơ hội giảng dạy cho các THV sau khi được đào tạo thông qua các chính sách và hỗ trợ kinh phí cho việc lồng ghép các nội dung/hoạt động này vào chương trình của nhà trường.
  • Tư liệu hóa các mô hình/ thực hành tốt để nhân rộng cho các trường khác trong địa bàn tỉnh/thành phố.

Đối với các tổ chức NGO:

Dựa vào kế hoạch hành động THAT, hỗ trợ các trường với những biện pháp giảm nhẹ trung hạn và dài hạn vượt quá khả năng của nhà trường.

Người báo cáo

Hội CTĐ Việt Nam/ CTĐ Đức

Thêm bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *