Thông tin về xây dựng vườn ươm và trồng mây dưới tán rừng.

Tên hoạt động:

Xây dựng vườn ươm và trồng mây dưới tán rừng.

Tác giả:

Các cơ quan đối tác liên quan và người hưởng lợi từ dự án  “Khuyến khích bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng tại huyện Tây Giang”, bao gồm:

  • Ủy ban Nhân dân huyện Tây Giang (UBND) và các cơ quan đối tác liên: Phòng NN-PTNT, trạm Khuyến nông – Khuyến lâm và Ủy ban Nhân dân xã Bhalee;
  • Người dân thôn A tép 2, xã Bhalee
  • Malteser International, Viện Nghiên cứu Phát triển Nông thông Việt Nam (VI) và Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung

Đơn vị quản lý:

  • Ban Quản lý dự án huyện Tây Giang (Ban QLDA)
  • Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD)
  • Văn phòng Malteser International Đà Nẵng (MI)

Bối cảnh:  

Tây Giang là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam. Phía tây giáp Lào, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía đông và phía nam giáp huyện Đông Giang và huyện Nam Giang cùng tỉnh. Huyện có 10 xã, 70 thôn với diện tích tự nhiên 90.296,56 ha. Một số thôn nằm ở độ cao 1.300m và giao thông còn nhiều trở ngại. Dân số toàn huyện có 16.000 người, trong đó 96% là đồng bào dân tộc C’tu, với tỷ lệ hộ nghèo cao (69.69% năm 2011 và 45% năm 2014). Thiếu đất nông nghiệp do chương trình tái định cư trên quy mô rộng, thiếu lương thực, sức khỏe kém và hầu như không có thu nhập bền vững do canh tác không đúng cách và khó tiếp cận thị trường là những khó khăn chính của đồng bào C’tu nơi đây.

Một trong những vấn đề chính ở huyện Tây Giang là tình trạng giảm đất rừng ngày càng tăng do nạn đốt phá rừng trên diện rộng bởi nhiều nguyên nhân và khai thác cạn kiệt tài nguyên rừng, đặc biệt là các lâm sản phụ và những vấn đề khác. Hậu quả của việc này được thấy rõ qua các biểu hiện: xói mòn đất, mất đa dạng sinh thái, mất nguồn sinh kế từ rừng, kiến thức bản địa bị mai một, v.v… Ngoài ra, khí hậu địa phương thay đổi và hiệu ứng nhà kính gia tăng cũng cần được quan tâm.

Trong bối cảnh đó, Ủy ban Nhân dân huyện Tây Giang đã đề nghị Malteser International hỗ trợ địa phương giải quyết phần nào các vấn đề trên thông qua dự án “Khuyến khích bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng tại huyện Tây Giang”. Dự án được tổ chức thực hiện bởi sự hợp tác của UBND huyện, CRD và MI theo cách tiếp cận có sự tham gia ở mức cao nhất.  Một trong những hoạt động của dự án là tập huấn các cơ quan đối tác liên quan và hỗ trợ các nhóm sở thích thực hiện các dự án nhỏ như: làm vườn ươm ba kích, vườn ươm mây bản địa và trồng mây dưới tán rừng. Trong đó, UBND huyện Tây Giang cùng với Malteser International phối hợp với VIRI hỗ trợ một nhóm sở thích thực hiện dự án nhỏ như là một mô hình “Chuyển giao kỹ thuật vườn ươm mây” tại một thôn của vùng dự án vào tháng 12 năm 2013 và đã hỗ trợ và thực hiện trồng Mây dướ tán rừng tự nhiên là rừng sản xuất được UBND huyện cấp sổ đỏ năm 2014.

Địa điểm và thời gian hoạt động được thực hiện:

Địa điểm: Thôn Atép 2, xã Bhalêê

Thời gian: 2 năm, từ tháng 12.2013 -12.2015

Mục đích của hoạt động:

Phát triển kinh tế bền vững và sản vật địa phương có giá trị gia tăng gắn với tu bổ và phục hồi rừng nhằm giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Mục tiêu của mô hình:

Đảm bảo nguồn giống địa phương có chất lượng và chuyển giao kỹ thuật để địa phương có thể tự tạo ra nguồn mây giống

Mô hình trồng Mây dưới tán rừng tự nhiên nhằm phát triển nguồn nguyên liệu cho sản xuất Mây tre đan

Phương pháp:

  • Cách tiếp cận: Cách tiếp cận có sự tham gia của các ban ngành liên quan các cấp và cả cộng đồng được áp dụng từ bước đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch, thực hiện và giám sát đánh giá.
  • Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị

  • Khảo sát lựa chọn thành viên thành lập nhóm sở thích, xây dựng nội quy và cách vận hành của nhóm.
  • Đánh giá nhu cầu, lập đề xuất dự án

Bước 2: Thực hiện

  • Họp thảo luận kế hoạch hoạt động chi tiết
  • Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật vườn ươm mây nước tại điểm;
  • UBND hỗ trợ dụng cụ, nguyên lệu, vật tư, hạt giống, giống mây, kỹ thuật và phân bón;
  • Người dân đóng góp công lao động làm vườn ươm, ươm mây, đóng bầu và trồng mây dưới tán rừng.
  • Lấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn mây giống địa phương của Sở Nông nghiệp

 

Tóm tắt hoạt động

Chiến lược can thiệp:

  • Thực hiện mô hình với nhóm sở thích (thích trồng mây, muốn nâng cao thu nhập và bảo tồn rừng)
  • Các thành viên nhóm sở thích tham gia vào tất cả các bước xây dựng mô hình
  • Tập huấn trên thực địa: xây dựng vườn, chọn hạt giống, ươm mây, đóng bầu, trồng mây dưới tán
  • Xây dựng tính sở hữu của người dân đối với mô hình

Kết quả: (hộ hưởng lợi; diện tích; số xã thực hiện, ..)

  • Hộ hưởng lợi trực tiếp: 10 hộ thuộc thôn Atép 2, xã Bhalêê
  • Hộ hưởng lợi gián tiếp: 7 hộ trồng Mây thuộc thôn A tép 2, xã Bhalêê

Hiệu quả: (kinh tế, môi trường, an sinh xã hội)

  • Sau 14 tháng thực hiện mô hình, người dân đã ươm được000 cây và bán được cho UBND huyện: 48.000 cây
  • Dưới đây là các đánh giá của người dân:
    • Các thành viên tham gia tự nguyện;
    • Kỹ thuật hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu và làm được;
    • Nhóm chủ động thực hiện: lập kế hoạch, phân công cho từng thành viên, đánh giá theo từng đợt

Tình trạng hiện nay (đã kết thúc, đang triển khai, nhân rộng)

Dự án vẫn đang tiếp tục thực hiện đến cuối năm 2015.

Đến cuối tháng 3 năm 2015, nhóm sở thích đã bán được cho UBND huyện, thông qua Trạm Khuyến Nông – Khuyến Lâm, 48.000 cây với số tiền 144.000.000 đồng (thay vì phải đi mua ở ngoài địa phương). Giống mây ươm tại địa phương đã được 7 hộ trồng dưới tán ở 20ha rừng thuộc thôn A tép 2 xã Bhalêê

Ý nghĩa giảm nhẹ và bài học

Ý nghĩa giảm nhẹ

  • Mây được trồng dưới tán rừng sẽ giúp bảo vệ đất bề mặt, chống xói mòn
  • Cây mây phát triển sẽ tạo thảm thực vật phát triển theo, giữ mùn đất và giúp rừng phát triển
  • Mây được trồng trên rừng của hộ gia đình, nên có tính sở hữu. Hộ gia đình chăm sóc và bảo vệ nghiêm ngặt vườn Mây của mình nên sẽ giảm được khai thác gỗ trong rừng có được trồng Mây

Tính đặc sắc và khác biệt với hoạt động truyền thống/thông thường

  • Trước đây một số hộ đã từng lấy hạt Mây trong rừng đem về ươm, tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm rất thấp. Nhưng sau khi được hướng dẫn, tỷ lệ nảy mầm lần thứ 1 (tháng 12 năm 2013) lên đến 70%. Hơn nữa, ở giai đoạn ươm mây lần 2 (tháng 3 năm 2014), hạt nẩy mầm sớm hơn lần đầu rất nhiều.
  • Việc làm ươm Mây theo nhóm sở thích đã giúp các thành viên vượt qua những trở ngại và khó khăn gặp phải.
  • Trước đây Trạm Khuyến Nông – Khuyến Lâm mua mây nơi khác về cấp cho người dân trồng nên người dân cảm thấy không quý và không thích trồng. Nay người dân tự tay ươm và trồng nên cảm thấy tự hào và yêu quý cây mây hơn.
  • Cán bộ Trạm Khuyến Nông – Khuyến Lâm huyện phối hợp Malteser International cùng theo dõi – giám sát hoạt động trồng mây dưới tán rừng để tạo niềm tin của người dân với cán bộ kỹ thuật địa phương.

Bài học kinh nghiệm:

  • Người dân cần được hướng dẫn trực tiếp theo phương pháp cầm t;
  • Cam kết ban đầu với nhóm, tạo niềm tin đầu ra cho sản phẩm;
  • Thường xuyên giám sát, hỗ trợ theo từng bước kỹ thuật;
  • Sử dụng kinh nghiệm, kiến thức bản địa của người dân: thời tiết,..

Khả năng nhân rộng:

  • Người dân có thể lựa chọn hạt và giống từ rừng tự nhiên về ươm
  • Các nhóm cộng đồng được khoán bảo vệ mong muốn được trồng Mây trong rừng tự nhiên
  • Định hướng của UBND huyện Tây Giang quan tâm tới việc hỗ trợ và phát triển lâm sản bền vững

Khuyến nghị:

  • Ưu tiên ươm và phát triển giống Mây địa phương
  • Có cơ chế hỗ trợ cho việc phát triển Mây dưới tán rừng tự nhiên đang khoán cho nhóm/ cộng đồng bảo vệ
  • Kêu gọi các tổ chức/ dự án quan tâm đến phát triển/ bảo tồn và lâm sản phụ bền vững cho người đồng bào miền núi

Người cung cấp thông tin                                                                            

  • NST Ươm – Trồng mây, Thôn A tép 2, Bhalee
  • Ban THDA xã Bhalee
  • Bhling Mức, nhân viên thực địa
  • Phạm Đình Hiện, CRD
  • Lê Hữu Lập, Malteser International

Người tư liệu hóa: Trần Hữu Vỹ, GreenViet                   

Thêm bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *